Từ xưa đến nay ai cũng biết đến dâu tằm như một loại thức uống để giải nhiệt vào mùa hè. Thế nhưng nhiều người vẫn chưa biết đến cách làm rượu dâu tằm có công dụng như thế nào. Hãy cùng Bartender.edu.vn học cách ngâm rượu dâu tằm và tìm hiểu tác dụng của chúng ngay bây giờ nhé!
Pha rượu dâu tằm thành món cocktail bổ dưỡng (Ảnh: Internet)
Dâu tằm không những mang đến cảm giác mát mẻ, sảng khoái cho những ngày hè mà còn có nhiều tác dụng chữa bệnh. Một ly rượu dâu tằm kết hợp với đá lạnh sẽ là thức uống tuyệt vời, mang lại cảm giác sảng khoái và có nhiều tác dụng chữa bệnh.
Nguyên liệu để làm rượu dâu tằm
- Dâu tằm: 2kg
- Đường cát trắng: 800gr
- Rượu trắng: 1 lít
- Bình thủy tinh lớn
Cách làm rượu dâu tằm thơm ngon
Bước 1: Làm sạch dâu tằm
Đầu tiên, bạn ngâm dâu tằm với nước để loại bỏ bụi bẩn và bỏ phần cuống của dâu tằm. Sau đó bạn rửa sạch với nước muối pha loãng. Vớt dâu ra rổ để ráo nước.
Rửa dâu tằm với nước thật sạch bụi bẩn trước khi ngâm rượu (Ảnh: Internet)
Bước 2: Xử lý dâu tằm trước khi ngâm rượu
Bạn nấu một nồi nước sôi ở nhiệt độ khoảng 80 độ C, rửa sở qua dâu tằm để khi ngâm rượu, không bị mốc hay nổi váng.
Bước 3: Cách ngâm rượu dâu tằm
Tiếp đến, bạn lau khô và vệ sinh sạch sẽ bình thủy tinh ủ rượu. Lưu ý: bình phải được lau khô, không sót nước để rượu không bị hỏng.
Bước tiếp theo của cách làm rượu dâu tằm là rải một lớp đường cát mỏng vào lọ. Lần lượt xếp một lớp dâu tằm, đến một lớp đường. Cho đến khi hết dâu tằm thì thôi, lớp trên cùng là một lớp đường mỏng nhé. Sau đó, bạn đậy nắp lại và ngâm rượu trong khoảng 4 tuần.
Dâu tằm xen kẽ với đường cát để rượu được lên men và tạo ngọt nhanh chóng (Ảnh: Internet)
Sau 1 tháng thì bạn cho rượu trắng vào ngâm thêm 1 tháng nữa. Khi hỗn hợp đã lên men và có mùi thơm thì bạn cho hỗn hợp lọc qua rây để lấy nước rượu không có cặn. Trong quá trình lọc thì bạn dùng muỗng chà xát phần dâu tằm để chiết xuất mùi thơm cũng như màu sắc của nó. Như vậy là bạn đã hoàn thành xong cách làm rượu dâu tằm rồi đấy!
Rượu dâu tằm có tác dụng gì?
Dâu tằm được gọi là “quả thánh trong nhân gian” và được nuôi dưỡng trong môi trường lành mạnh. Cho nên từ gốc đến ngọn cây dâu tằm đều có tác dụng, trong đó lá dâu tằm được dùng làm thức ăn cho tằm. Ngoài ra, dâu tằm chưa nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tăng cường tiêu hóa.
Bên cạnh đó, quả dâu tằm có khả năng làm đen tóc và râu hiệu quả, giúp an thần, chữa chứng mất ngủ của người kinh niên hiệu quả, thiếu máu, tăng kháng thể, giúp chữa trị các bệnh viêm khớp nhẹ…Trong phương pháp làm đẹp thì rượu dâu tằm có tác dụng cải thiện độ bóng của da, làm trắng da…
Thành phẩm rượu dâu tằm có màu đỏ tím như rượu vang đỏ (Ảnh: Internet)
Rượu dâu tằm để được bao lâu?
Thông thường, rượu dâu tằm có thời gian ủ trung bình từ 3 – 6 tháng là ngon. Bên cạnh đó, rượu dâu tằm để càng lâu thì uống càng ngon. Ngoài ra, rượu dâu tằm có tính hàn nên không được dùng để chữa đa dạng bệnh, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng phương pháp này. Bên cạnh đó, bình đựng ủ rượu dâu tằm không nên dùng các loại có chất liệu là đồng, sắt, nhôm… để bảo quản được lâu hơn
Dâu tằm không chỉ là một loại quả có vị ngon, có nhiều tác dụng với sức khỏe mà nước dâu ngâm cũng là một vị thuốc chữa bệnh. Sau khi ngâm dâu tằm, thì bạn có thể lấy nước dâu pha với đá để uống, còn phần bã giữ lại có thể dùng dần cho những lần tiếp theo. Hãy chú ý những vấn đề đó nhé!
Tại website Bartender.edu.vn, bạn có thể tìm thấy nhiều cách làm cocktail đơn giản. Với những công thức được hướng dẫn tỉ mỉ và chi tiết này, thức uống bạn pha chế sẽ được cả gia đình yêu thích. Để biết thêm kiến thức pha chế cocktail, mời các bạn tham khảo chương trình học Bartender tại Bartender.edu.vn nhé.
Ý kiến của bạn